Ngữ âm Tiếng_Việt

Bài chi tiết: Ngữ âm tiếng Việt

Nguyên âm

Giống như nhiều ngôn ngữ khác ở Đông Nam Á, tiếng Việt khá phong phú về nguyên âm. Dưới đây là bảng các nguyên âm theo giọng Hà Nội.

TrướcGiữaSau
Đóngi [i]ư [ɨ]u [u]
Nửa đóngê [e]ơ [əː]ô [o]
Nửa mởe [ɛ]â [ə]o [ɔ]
Mởă [a] / a [aː]

Trong bảng trên, các nguyên âm trước, giữa và nguyên âm mở là nguyên âm không tròn môi, còn lại là nguyên âm tròn môi. Ă và â là dạng ngắn của a và ơ.

Đồng thời, tiếng Việt còn có hệ thống nguyên âm đôi và nguyên âm ba.

Phụ âm

Bảng dưới đây trình bày các phụ âm trong tiếng Việt và cách viết.

MôiChân răngQuặt lưỡiVòmVòm mềmThanh hầu
Mũim [m]n [n]nh [ɲ]ng/ngh [ŋ]
Tắcthườngp [p]t [t]tr [ʈʂ~ʈ]ch [c~tɕ]c/k/q [k~q]
thanh hầu hóab [ɓ]đ [ɗ]
bật hơith [tʰ]kh [x~kʰ]
Xátvô thanhph [f]x [s]s [ʂ]h [h]
hữu thanhv [v]d [z~j]r [ʐ~ɹ]gi [z~j]g/gh [ɣ]
Tiếp cậnu/o [w]l [l]y/i [j]

Một số phụ âm chỉ có một cách viết (như b, p), nhưng một số có nhiều cách viết như k, có thể được biểu diễn bằng c, k hay q.Đồng thời, các phụ âm có thay đổi tuỳ theo địa phương. Sự khác biệt về phụ âm giữa các vùng miền được trình bày kỹ càng hơn trong bài phương ngữ tiếng Việt.

Thanh điệu

Dấu thanh trong tiếng Việt
DấuChữ mẫu
nganga Vi ngang tone.ogg (trợ giúp·thông tin)
sắcá Vi sac tone.ogg (trợ giúp·thông tin)
huyềnà Vi huyen tone.ogg (trợ giúp·thông tin)
hỏiVi hoi tone.ogg (trợ giúp·thông tin)
ngãã Vi nga tone.ogg (trợ giúp·thông tin)
nặngVi nang tone.ogg (trợ giúp·thông tin)

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thanh điệu, mọi âm tiết của tiếng Việt luôn mang một thanh điệu nào đó. Do các thanh điệu của tiếng Việt trong chữ quốc ngữ được biểu thị bằng các dấu thanh, còn gọi là dấu, nên một số người quen gọi các thanh điệu của tiếng Việt là các "dấu". Có sự khác biệt về số lượng thanh điệu và điệu trị của thanh điệu giữa các phương ngôn của tiếng Việt, thanh điệu có tên gọi giống nhau không đồng nghĩa với việc chúng sẽ được nói giống nhau trong mọi phương ngôn của tiếng Việt. Phương ngôn tiếng Việt Bắc Bộ có sáu thanh điệu, phương ngôn tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ có năm thanh điệu. Thanh điệu của tiếng Việt tiêu chuẩn được cho là gồm sáu thanh: ngang (còn gọi là thanh không dấu do chữ quốc ngữ không có dấu thanh cho thanh điệu này), sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng nhưng lại thiếu các quy định cụ thể về việc lấy cách phát âm trong phương ngôn nào của tiếng Việt làm cách phát âm tiêu chuẩn cho sáu thanh điệu này.

Các âm tiết mang vần nhập thanh, tức là các vần kết thúc bằng một trong ba phụ âm cuối /k/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "c" hoặc chữ cái nhị hợp "ch"), /t/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "t"), /p/ (chữ quốc ngữ ghi lại bằng chữ cái "p") chỉ có thể mang thanh sắc hoặc thanh nặng. Ba âm tắc trên đã làm cho các âm tiết mang vần nhập thanh chỉ có thể mang các thanh điệu có điệu trị ngắn và nhanh.

Trong thơ ca các thanh điệu được phân thành hai nhóm: thanh bằng gồm có ngang và huyền, thanh trắc gồm các thanh còn lại. Trong các thể thơ cổ như Đường luậtlục bát, sự hòa hợp thanh điệu bằng trắc giữa các tiếng trong một câu thơ rất quan trọng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiếng_Việt http://www.vnemba.org.cn/vnemb.china/zh/nr05070813... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628547 http://ditichlichsuvanhoa.com/dttc/Hang-Bua-a1099.... http://yn.dongxingnet.com/index.php?m=content&c=in... http://books.google.com/books?id=XN7SHNeZ_ksC&pg=P... http://khoahocnet.com/2011/08/31/lam-van-be-sach-t... http://khoahocnet.com/2011/08/31/lam-van-be-sach-t... http://zpravy.idnes.cz/vietnamci-oficialni-narodno... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11933788c